Trái thốt nốt làm gì ăn ngon? Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều về loại quả đặc sản An Giang này nhưng không biết cách chế biến nó sao cho ngon. Ngoài đường thốt nốt đã quá quen thuộc thì ẩm thực liên quan đến quả thốt nốt phong phú hơn bạn tưởng đấy. Hãy cùng Tasteofaustralia.com.vn khám xem các món ăn ngon, hấp dẫn từ trái thốt nốt nhé!
15+ món ngon từ trái thốt nốt nên thử
Thốt nốt tươi
Cây thốt nốt được trồng chủ yếu ở An Giang. Bạn nhất định phải thử qua món thốt nốt tươi khi đến đây nhé! Quả thốt nốt có cơm dày, màu trắng, mềm dẻo giống cơm dừa nước nhưng có vị ngọt và thơm ngon hơn. Đặc biệt có vị bùi bùi béo béo khi còn ngon, chín già phần thịt chắc hơn, có màu vàng và mùi thơm lừng như mít chín.
Thốt nốt tươi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
Thịt quả thốt nốt thơm thơm ăn cùng nước thốt nốt ngọt lịm, thêm ít đa thì đúng là món ăn vặt giải nhiệt mùa hè cực đỉnh. Không chỉ ngon miệng mà còn tốt cho sức khỏe, bởi trong thốt nốt chứa nhiều khoáng chất và vitamin như C, B1, B2, B3, sắt, canxi,…
Đường thốt nốt
Được biết đến như một loại đặc sản quen thuộc của vùng đất Thất Sơn tâm linh. Bất cứ ai đến An Giang du lịch cùng ghé lại mua vài cân đường thốt nốt về làm quà, vừa tiện lợi vừa ý nghĩa. Đường thốt nốt với vị ngọt thanh, không quá gắt như đường cát lại có vị thơm béo, bùi bùi.
Đường thốt nốt là đặc sản của vùng đất An Giang (Ảnh: Internet)
Để có những khoanh đường thốt nốt phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp. Người dân địa phương phải thức dậy từ sáng sớm để hứng nước từ bông thốt thốt, tiếp đến mới dùng nước đó nấu cô đặc cho đến khi tạo thành hỗn hợp quánh dẻo.
Rồi cho vào khuôn bằng ống tre, thường đường thốt nốt sẽ được gói bằng lá thốt nốt như cách cách gói bánh tét. Chỉ có làm theo cách này đường mới không bị chảy.
Bánh bò đường thốt nốt
Món bánh đặc sản được làm từ bột gạo Nàng Nhen chỉ tìm được ở đất An Giang. Để cho ra lò những mẻ bánh bò vàng ươm, thơm ngon là cả một quá trình. Từ khâu ủ bột cho lên men, tuy nhiên bột không được quá khô để thành phẩm bánh bùi và xốp.
Bánh bò đường thốt nốt có màu vàng ươm đẹp mắt (Ảnh: Internet)
Những chiếc bánh bò với màu sắc đẹp mắt, tự nhiên, thêm vị ngọt của đường thốt nốt và vị béo từ nước cốt dừa. Từ lâu nó đã trở thành món bánh quê mà bất cứ ai đi xa cũng nhớ về, món bánh mang hương vị đặc trưng An Giang.
Bánh lá thốt nốt
Nguyên liệu để làm nên những chiếc bánh lá thơm ngon, hấp dẫn bao gồm: đường thốt nốt, bột gạo, nước cốt dừa, trái thốt nốt. Gạo được xay mịn và ủ bột gạo qua đêm, tiếp đến mang bột đi trộn với đường, nước cốt dừa và bột thốt nốt rồi mang đi nấu tạo thành một hỗn hợp quánh dẻo.
Bánh lá thốt nốt vừa lạ miệng vừa thơm ngon khó cưỡng (Ảnh: Internet)
Sau đó là công đoạn gói bánh. Bánh được gói trong lá chuối thành hình chữ nhật, cho thêm dừa nạo khô lên và gói lại. Ngoài ra có thể thay dừa bằng đậu xanh nấu chín cũng rất ngon và lạ miệng. Món bánh này được biết đến như một thức quà quê dân dã, tạo nét độc đáo trong văn hóa và ẩm thực của miền Tây Nam Bộ.
Chè thốt nốt
Khi đến An Giang, dạo quanh các chợ quê đều sẽ thấy món chè đặc sản này. Cách nấu thì siêu dễ, nguyên liệu cũng chẳng có gì đặc biệt. Chỉ đơn giản là nấu tan đường thốt thốt cùng nước cốt dừa và thịt quả thốt nốt. Dẫu vậy mùi vị lại vô cùng tuyệt vời.
Không chỉ ngon, chè thốt nốt còn giải nhiệt rất hiệu quả (Ảnh: Internet)
Thưởng thức món chè thốt nốt là hành trình cảm nhận vị giác rất thú vị, vị béo ngậy của nước cốt dừa hòa quyện với cơm quả thốt nốt dẻo mềm, thêm ít đá mát lạnh giúp giải nhiệt cực hiệu quả.
Cái vị thơm thơm mát mát cứ đọng lại trong miệng, khiến du khách cứ muốn ăn mãi không ngừng. Đây là món ăn dân dã, đời thường nhưng nhất định phải thử qua khi có dịp đến An Giang nhé.
Rau câu đường thốt nốt
Miếng thạch rau câu dẻo dẻo, dai dai lại thơm lừng sẽ là một món ăn vặt siêu thú vị. Sự kết hợp hoàn hảo giữa đường thốt, nước cốt dừa và thạch rau câu đã tạo nên món rau câu ngọt thanh và béo ngậy. Cách làm bánh rau câu cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Phải làm sao cho thành phẩm rau câu có 2 lớp đẹp mắt và vô cùng hấp dẫn.
Đường thốt nốt giúp rau câu có vị ngọt thanh, mát (Ảnh: Internet)
Rượu thốt nốt
Rượu được lên men từ nước trái thốt nốt, để đạt được vị chua đặc trưng người ta phải chọn lọc kỹ càng những trái thốt nốt chắc thịt, dày cơm và vị ngọt gắt. Thông thường không chọn những quả quá non, rượu sẽ không chuẩn vị.
Rượu thốt nốt có vị chua đặc trưng (Ảnh: Internet)
Quy trình làm làm rượu vô cùng đơn giản, trái thốt gọt sạch vỏ sau đó bổ đôi và đặt vào chậu được làm bằng đất, ủ trong khoảng 2 – 3 ngày để lên men hoàn toàn tự nhiên. Theo đó cho ra loại rượu chua đặc trưng. Thường mọi người thích uống rượu thốt nốt sau mỗi bữa ăn hoặc vào những ngày hè nóng bức.
Một số món ăn khác từ thốt nốt
Ngoài những cách chế biến đặc trưng cho ra đời nhiều món ăn, thức uống kể trên thì trái thốt nốt và đường thốt nốt được người dân An Giang sử dụng nhiều trong nấu nướng. Từ những món ăn dân dã trên mâm cơm hằng ngày cho đến món ngon đặc sản tiếp đãi khách quý.
Thốt nốt được dùng trong chế biến rất nhiều món ăn, thức uống ngon (Ảnh: Internet)
Dưới đây là một số món ngon từ trái thốt nốt, đường thốt nốt:
- Chuối ngào đường thốt nốt
- Nước nha đam thốt nốt
- Bánh trôi nhân đường thốt nốt
- Tàu hủ trân châu đường thốt nốt
- Mứt thốt nốt
- Chè thốt nốt hạt sen
- Chè bưởi đường thốt nốt
- Chè đậu xanh bột báng đường thốt nốt
- Trà bí đao thốt nốt
Tạm kết
Bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu đến quý bạn đọc những món ăn ngon từ trái thốt nốt rồi, vậy bạn đã biết trái thốt nốt làm gì ăn ngon chưa? Có một số món bánh, chè thốt nốt siêu đơn giản bạn có thể tự làm tại nhà, vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe. Đừng quên theo dõi Tasteofaustralia.com.vn để xem thêm nhiều điều thú vị về văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới nhé.