Cách làm bánh tiêu ngon, đơn giản tại nhà bạn đã biết chưa? Với hương vị thơm ngon đặc trưng, chắc chắn ai đã từng thử qua chiếc bánh tiêu đều không thể quên được hương vị này. Hôm nay, Tasteofaustralia.com.vn sẽ giới thiệu đến bạn cách làm món bánh tiêu để đổi vị cho gia đình nhé. Hãy cùng vào bếp cùng chúng tôi ngay thôi nào.
Bánh tiêu là gì?
Bánh tiêu (bánh hồ tiêu) là một loại bánh rán truyền thống của Việt Nam, thường có nhân là đậu xanh, thịt, hoặc không nhân.
Bánh tiêu có vỏ ngoài chiên giòn dai và vị ngọt dịu thơm ngon, để tăng thêm hương vị khi ăn thì người làm bánh đã kết hợp bánh tiêu với các nguyên liệu khác như xôi, đậu xanh hoặc sầu riêng và rán bánh trong dầu nóng,
Sau khi được rán chín bánh tiêu vẫn còn nóng, vừa mềm mịn lại giòn tan. Lớp vỏ được phủ đầy hạt vừng, trở nên căng phồng và hòa quyện với mùi thơm của bột mì đã được rán giòn.
Để bánh có thêm chút vị ngọt, khi làm người thợ sẽ cho thêm một chút đường vào phần bột bánh, tạo ra một hương vị ngọt nhẹ, không quá gắt như nhiều loại bánh khác.
Giá trị dinh dưỡng của bánh tiêu
Noài việc là món ăn vặt phổ biến của Việt Nam thì bánh còn mang lại một số giá trị dinh dưỡng nhất định. Dưới đây là phân tích chi tiết về các chất dinh dưỡng có trong bánh tiêu:
- Carbohydrate: chủ yếu được làm từ bột mì, vì vậy carbohydrate là thành phần dinh dưỡng chính trong bánh giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ hoạt động của não và các cơ quan khác.
- Protein: cung cấp một lượng protein đáng kể, đặc biệt nếu bánh có chứa nhân thịt hoặc đậu. Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì các mô cơ thể, sản xuất hormone và enzyme.
- Chất béo: do rán trong dầu, nên bánh chứa một lượng chất béo đáng kể, cung cấp năng lượng dự trữ cho cơ thể và hỗ trợ sự hấp thu một số vitamin tan trong chất béo.
- Chất xơ: cung cấp một lượng chất xơ nhất định từ bột mì, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì cảm giác no lâu.
- Vitamin và khoáng chất: tùy vào thành phần nhân bánh, mà bánh có thể cung cấp một số vitamin và khoáng chất như sắt, canxi, vitamin B và E.
Giá trị dinh dưỡng trong 100g bánh tiêu
Dưới đây là bảng thông tin chi tiết về giá trị dinh dưỡng trong 100g bánh tiêu:
- Năng lượng: 250-300 kcal
- Carbohydrate: 40-50g
- Đường: 2-5g
- Chất xơ: 1-2g
- Protein: 6-10g
- Chất béo: 8-15g
- Chất béo bão hòa: 2-4g
- Chất béo chuyển hóa: 4-6g
- Natri: 200-400mg
- Sắt: 1-2mg
- Canxi: 20-40mg
Lưu ý: các giá trị dinh dưỡng này có thể thay đổi tùy thuộc vào công thức và phương pháp chế biến cụ thể của từng loại bánh. Ví dụ, bánh tiêu có nhân thịt hoặc đậu thì có thể có hàm lượng protein và một số vi chất cao hơn so với bánh không nhân.
Mặc dù bánh tiêu cung cấp một số chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng do hàm lượng calo và chất béo của chúng tương đối cao. Vì vậy mà khi ăn, nên ăn điều độ, kết hợp với một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng để duy trì sức khỏe tổng thể.
Bánh tiêu bao nhiêu calo?
Lượng calo trong 100g bánh tiêu có thể khác nhau tùy thuộc vào công thức và cách chế biến cụ thể, nhưng dưới đây là một ước tính trung bình:
100g bánh tiêu chứa khoảng 250-300 calo.
Lý do bánh tiêu có hàm lượng calo tương đối cao là vì:
- Bánh được làm từ bột mì, là nguồn carbohydrate chính.
- Bánh được rán trong dầu nóng, làm tăng hàm lượng chất béo.
- Nhân bánh (nếu có) cũng có thể chứa một lượng calo đáng kể, đặc biệt nếu bao gồm thịt hoặc các thành phần khác giàu năng lượng.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bánh tiêu cũng có thể cung cấp một số chất dinh dưỡng quan trọng như protein (từ bột mì và nhân thịt, đậu), chất xơ (từ bột mì) và các vi chất từ nhân bánh.
Các cách làm bánh tiêu ngon
Cách làm bánh tiêu vị truyền thống
Nếu bạn đã từng thử qua chiếc bánh tiêu truyền thống rỗng ruột vỏ ngoài có mè thì sẽ khó mà quên được cái hương vị này. Với các bước làm dưới đây, bạn sẽ rất được tận hưởng hương vị đó một lần nữa:
Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 muỗng cà phê bột nổi;
- 30ml dầu ăn;
- 200g bột mì số 13;
- 40g đường;
- 10g men khô;
- ½ muỗng muối;
- 50ml nước sôi;
- 1 ống vani;
- 20g sữa đặc;
- 120ml nước lạnh.
- 40g mè trắng (có thể dùng mè đen tuỳ thích);
Cách trộn bột làm bánh tiêu truyền thống
Hòa chung nước lạnh và nước sôi sau đó cho men khô và đường vào khuấy tan.
Ủ bột trong 5 phút bằng màng bọc thực phẩm, sau đó cho sữa đặc vào.
Trộn đều hỗn hợp vani, bột nổi, muối và bột mì số 13 lại với nhau.
Tiếp đến cho hỗn hợp men vào trộn cho đến hỗn hợp hút hết nước và tiến hành đậy hỗn hợp thêm 30 phút bằng màng bọc thực phẩm.
Cho thêm vào hỗn hợp 15ml dầu ăn và nhồi thêm từ 1 đến 2 phút để giúp bột mịn hơn.
Thoa lên bền mặt bột thêm 15ml dầu ăn và tiếp tục ủ bột trong vòng 2 tiếng. Tiến hành chia bột ra làm 8 phần bằng nhau.
Túm bột lăn qua mè trắng, trước khi túm cần lột phần bột khô vào trong và phần bột mềm mịn ra ngoài.
Bạn có thể dùng ống hoặc chai cán mỏng bột lại thành hình tròn.
Chiên bánh
Để chảo lên bếp và cho dầu vào chảo (ít nhất là ½ chảo).
Mở lửa nhỏ trên bếp đợi đến khi dầu sôi thì bắt đầu đảo đáy chảo nhẹ nhàng cho đến khi nhìn thấy những bọt khí nhỏ nổi lên thì thả bột vào.
Trở bánh liên tục cho đến khi bánh chín vàng điều 2 mặt thì vớt ra.
Đặt bánh lên dĩa và thưởng thức ngay thôi nào.
Ngoài cách làm bánh tiêu truyền thống, ngày nay có nhiều rất nhiều công thức làm bánh tiêu mới lạ, vô cùng ngon mà bạn nhất định phải thử. Tìm hiểu thêm ngay sau đây nhé.
Cách làm bánh tiêu không cần bột nở
Với công thức này bạn sẽ không cần tốn thời gian ủ bột nhưng vẫn tạo ra được chiếc bánh tiêu thơm ngon, tròn vị.
Nguyên liệu
- 300g dầu ăn;
- 255g bột mì đa dụng;
- 10g mè trắng;
- 40g đường cát;
- ⅕ muỗng cà phê muối.
Cách chế biến bánh tiêu
Trộn bột
Cho các nguyên liệu muối, đường, bột mì đã chuẩn bị vào một tô lớn sau đó trộn đều hỗn hợp lên.
Tiếp đến, cho thêm vào 170ml nước sôi, vừa cho vừa khuấy đều tay để cảm nhận bột, để bột không bị quá nhão.
Cách làm này thích hợp với cả bột mới và bột cũ, bởi khả năng hút nước của bột cũ và mới khác nhau.
Nhồi bột
Dùng tay để nhồi bột cho đến khi bột dính lại thành một khối. Dùng một ít bột mì rải lên mặt thớt rồi nhồi tiếp để hạn chế tình trạng bột dính tay.
Nhàu đều tay cho đến lúc chạm vào bột đạt được độ ẩm nhất định, không quá khô.
Tạo hình cho bánh
Sau khi bột đã đạt chuẩn thì dùng dụng cụ cắt khối bột và chia thành 8 phần bằng nhau. Đưa phần bột có độ ẩm hơn ra ngoài và phần bột còn lại vào trong.
Sau đó lại thành khối và cho vào đĩa mè trắng, nhớ lăn đều để mè áo lên được khắp mặt bánh.
Dùng tay ấn dẹt bột và dùng cây để cán bột theo hình tròn mỏng.
Chiên bánh
Bạn cho 300ml dầu ăn vào chảo và đun với lửa nhỏ, khi dầu sôi, nổi bọt nhỏ li ti thì cho bánh vào.
Khi bánh nổi lên thì dùng đũa hoặc vá để đẩy bánh xuống, xoay tròn và nhúng bánh đều tay tầm 3 – 4 phút để bánh nở đều.
Trở mặt khác và làm theo cách tương tự với mặt trước đó.
Đợi khi bánh vàng đều thì vớt ra.
Bánh thành phẩm sẽ có màu vàng, thơm giòn, mềm mịn đặc trưng.
Cách làm bánh tiêu sữa
Nguyên liệu
- Mè trắng
- Men nở: 1 muỗng
- Sữa tươi: 100ml
- Bột mì: 300g
- Bột nổi: 1 muỗng
- Đường, muối, dầu ăn
Cách làm bánh tiêu sữa
Pha hỗn hợp sữa tươi cùng đường với nước ấm, cho men nở vào và khuấy, khi tạo một lớp men nổi phía trên.
Trộn hỗn hợp bột mì, bột nổi và muối.
Cho từ từ hỗn hợp sữa vào, vừa cho vừa nhồi bột.
Ủ bột từ 2 – 3 tiếng.
Tiếp tục nhồi bột thêm 10 – 15 phút.
Lăn bột dài ra, chia bột thành các viên dài khoảng 3cm.
Lăn qua mè rồi nặn viên bột thành hình tròn, cán mỏng.
Cho chảo dầu lên bếp với lượng dầu vừa đủ ngập mặt bánh.
Mở lửa nhỏ, đợi dầu nóng và có bọt khí thì cho bánh vào chiên.
Trở đều 2 mặt để bánh chín đều. Khi bánh đã vàng đẹp thì vớt ra để ráo dầu là hoàn tất.
Thành quả của bạn là những cái bánh tiêu thơm ngon, hấp dẫn dành cho gia đình thưởng thức.
Cách làm bánh tiêu đặc ruột
Công thức
Công thức làm bánh tiêu đặc ruột bao gồm:
- 180g sữa tươi không đường;
- 310g bột mì đa dụng;
- 100g đường;
- Mè sống;
- 1 quả trứng gà;
- 10g bột béo;
- ¼ muỗng cà phê muối.
Cách làm
Trộn cho đều hỗn hợp bột béo, bột vani, trứng gà, đường, men lại với nhau.
Trộn sơ bột mì và muối. Tốt nhất nên dùng máy trộn bột và trộn trong vòng 15 phút để hỗn hợp được đều hơn.
Để bột nghỉ khoảng 1 tiếng sau đó chia thành 9 phần bằng nhau, mỗi phần tầm 70g.
Lăn bột qua mè, sau đó cán bột mỏng theo hình tròn khoảng 0,5cm. Bánh cán càng nhỏ thì phần ruột sẽ càng đặc.
Cho chảo dầu lên bếp và vặn lửa vừa, dùng dũa để xác định được độ nóng của dầu.
Khi dầu đủ nóng thì tiến hành để bánh vào chiên cho đến lúc 2 mặt phòng đều thì vớt ra để ráo.
Cách làm bánh tiêu đậu xanh
Nguyên liệu
Chuẩn bị thành phần nguyên liệu giống như cách làm bánh tiêu truyền thống và thêm vào đó là 100g đậu xanh đã được bóc vỏ.
Cách làm
Phần vỏ bánh là tương tự như cách làm bánh tiêu truyền thống, phần nhân bánh thực hiện như sau:
Vo sạch đậu xanh, làm sạch vỏ và ngâm đậu trong vòng 30 phút – 60 phút.
Cho một ít muối vào nồi cùng với đậu, đun trên lửa nhỏ.
Đợi đậu sôi thì vớt bọt, nấu tiếp tục trong vòng 30 phút để đậu chín nhừ.
Cho thêm đường cát trắng và nửa ống vani vào, đánh đậu cho nhuyễn và để nguội.
Gói phần nhân bánh ngược vào trong vỏ bánh.
Lưu ý: Bạn cần phải gói kỹ để tránh tình trạng nhân bị rơi ra ngoài.
Bên cạnh các công thức làm bánh tiêu kể trên thì cách làm bánh tiêu nhân thịt cũng được rất nhiều chị em nội trợ ưa thích, làm để thay đổi khẩu vị cho gia đình.
Mẹo làm bánh tiêu thành công
Dưới đây là một số mẹo để làm bánh tiêu thành công:
- Chọn bột mì đúng loại: Nên chọn bột mì số 8 hoặc 13 vì sau khi chiên xong thì bánh sẽ có độ giòn, xốp nhất định.
- Nhào và ủ bột kỹ: Nhào bột kỹ cho đến khi mịn và đàn hồi. Ủ bột ấm khoảng 1 giờ để bột nở tốt hơn.
- Cho men, đường vào bột với tỉ lệ vừa phải để bánh không bị nặng mùi men hay quá ngọt.
- Cho thêm chút dầu ăn và sữa bột vào bột giúp bánh mềm, thơm ngon hơn.
- Chia bột và vo tròn đều tay, ủ thêm 10-15 phút cho bột nở lại lần nữa trước khi chiên.
- Dầu chiên phải sôi già, thả bánh vào chiên lửa vừa cho đến khi bánh chín vàng đều.
- Không cho quá nhiều bánh vào chảo cùng lúc để bánh chín đều, không bị dính vào nhau.
- Để ráo dầu và rắc đường lên bánh khi còn nóng để đường bám đều, thơm ngon.
- Dụng cụ như chảo chiên sâu lòng, đũa tre, vợt lỗ sẽ giúp việc chiên bánh dễ dàng hơn.
- Nếu muốn vỏ bánh được mềm, không bị đắng, vàng thì bạn cần ủ bột lên men.
- Nên làm bánh với tỉ lệ men chuẩn như chúng tôi đã đề cập ở mục nguyên liệu của từng loại bánh tiêu cụ thể. Nếu đã ủ bột nhưng bánh vẫn không nở, có thể bạn đã quên cho men nở hoặc cho quá ít men.
Ngoài ra nên chú ý vệ sinh tay, dụng cụ sạch sẽ và làm nóng dầu vừa phải để bánh tiêu thơm ngon, hấp dẫn.
Cách bảo quản bánh tiêu
Hoa Mi sẽ mách nhỏ cho bạn cách bảo quản bánh tiêu, giúp cho bánh làm ra ăn được lâu hơn:
- Với bột bánh chưa chiên, hãy để cho bột vào túi bọc thực phẩm và mang đi bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh. Khi muốn ăn thì lấy ra rã đông và chiên lên một cách dễ dàng.
- Với những chiếc bánh đã chiên ăn không hết, bạn hãy gói bánh lại bằng khăn giấy rồi dùng bịch ni lông cột lại. Cách làm này sẽ giúp bánh dù để cả ngày vẫn thơm ngon và không hôi dầu.
- Nên bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh thời gian tối đa là 2 ngày, nếu để lâu hơn thì các vi sinh vật gây hại sẽ xuất hiện và đem lại nhiều ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Tạm kết
Mong rằng với những hướng dẫn cách làm bánh tiêu ở bài viết của Tasteofaustralia.com.vn trên đây sẽ giúp bạn làm thành công món bánh truyền thống, đơn giản với các cách chế biến này. Nào bây giờ thì bắt tay vào làm ngay thôi nào, chúc các bạn thành công nhé.