Cúng tất niên hộ gia đình là được biết đến như một nét văn hóa truyền thống đẹp của người Việt. Ngoài ra, đây cũng là nghi lễ vô cùng quan trọng trong năm. Do đó, khi về nhà chồng, cô dâu mới cần học cách chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo cho lễ cúng này. Tasteofaustralia.com.vn gửi đến bạn những mẹo nhỏ cho các nàng làm dâu cúng tất niên, lễ vật cúng tất niên thật đúng với phong tục miền bắc.
Lễ cúng tất niên hộ gia đình được tiến hành vào ngày nào?
Lễ cúng tất niên hay còn gọi là lễ cúng ngày cuối năm là nghi lễ quan trọng thể hiện một nếp sống tâm linh tốt đẹp của người Việt. Đúng như tên gọi, lễ cúng này được các gia đình tiến hành vào buổi chiều của ngày cuối cùng trong năm – ngày 30 tháng Chạp âm lịch.
Vào ngày này, ngoài lễ cúng tất niên thì các gia đình còn phải tiến hành thêm một lễ nữa, đó là lễ cúng giao thừa. Nếu xếp theo thứ tự tiến hành thì lễ cúng tất niên trước và lễ cúng giao thừa sau. Nhưng để giản tiện, nhiều gia đình đã gộp chung 2 lễ cúng này thành một.
Thông qua lễ cúng tất niên hộ gia đình, toàn gia muốn gửi lời tri ân và cảm tạ trời đất thần linh đã phù hộ độ trì suốt một năm qua. Đồng thời, bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên và mời thần linh, ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.
Mâm cơm cúng tất niên theo truyền thống của người miền Bắc
Thực tế, mâm cơm cúng tất niên hộ gia đình ở miền Bắc không cần quá cầu kỳ và thịnh soạn. Điều quan trọng nhất là thể hiện được lòng thành kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên.
Tuy nhiên, không vì thế mà nàng dâu mới được phép tự ý đơn giản hóa mâm cơm cúng để đỡ mệt hay đỡ mất thời gian. Một mâm cơm cúng tất niên theo truyền thống của người miền Bắc cần có:
- 1 bát móng giò hầm với măng lưỡi lợn.
- 1 bát canh bóng thập cẩm.
- 1 bát miến nấu lòng gà và mọc.
- 1 đĩa bánh chưng.
- 1 đĩa thịt đông.
- 1 đĩa thịt gà luộc.
- 1 đĩa giò lụa.
- 1 đĩa giò xào
- 1 đĩa nộm.
- 1 đĩa dưa/hành muối.
Sau khi được dâng lên các vị thần linh và ông bà tổ tiên, mâm cơm cúng tất niên sẽ được người đàn ông lớn nhất trong nhà hạ xuống. Khi này, toàn thể gia đình sẽ quây quần bên nhau để dùng bữa và trò chuyện, chia sẻ về những câu chuyện đã qua trong năm cũ.
Những lễ vật cần có trong mâm lễ cúng tất niên hộ gia đình
Giống như mâm cơm cúng tất niên hộ gia đình thì lễ vật dùng trong mâm lễ cúng này cũng không cần nặng về vật chất. Cô dâu hãy thành tâm chuẩn bị tùy theo tâm ý và điều kiện của gia đình.
Dù số lượng mỗi lễ vật ít hoặc nhiều thì cô dâu tuyệt đối không được thiếu những lễ vật quan trọng. Cụ thể là:
- Mâm ngũ quả,
- Hoa tươi,
- Nến/đèn cầy,
- Nhang rồng phụng,
- Muối hạt và gạo,
- Trà, rượu và nước lọc,
- Giấy tiền vàng mã,
- Bánh kẹo các loại,
- Trầu cau tươi có têm vôi,
- Xôi, chè và cháo trắng.
- Bình hoa,
- Lư nhang,
- Bộ tam sên, phổ biến như: 1 miếng thịt ba rọi, 1 quả trứng vịt và 3 – 5 con tôm/cua. Tất cả đều cần được nấu chín trước đó.
Xem thêm >>> 17+ Đặc Sản Bình Dương Làm Quà Biếu Người Thân, Bạn Bè
Cần lưu ý gì khi chuẩn bị và bày biện lễ vật trong mâm cúng?
Vậy là bài viết đã bật mí xong với cô dâu mới về những món ăn và lễ vật cần chuẩn bị cho lễ cúng tất niên hộ gia đình ở miền Bắc rồi! Nhưng để lễ cúng tất niên không bị phạm phải những điều tối kỵ trong thờ cúng thì cô dâu cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây:
- Hoa quả để bày mâm ngũ quả phải là các loại quả thông dụng và ăn được. Quả trông phải đẹp mắt và vừa đủ chín, không chín quá khiến quả nhanh bị hư, úng.
- Không sử dụng hoa quả xanh hoặc hoa quả giả làm bằng nhựa để dâng lên cúng gia tiên.
- Không đặt mâm ngũ quả trước chính giữa bát hương vì sẽ chắn mất trục khí chính. Thay vào đó, nên đặt sang 2 bên.
- Không chỉ hoa quả mà với hoa tươi thì cô dâu mới cũng tuyệt đối không được dùng hoa nhựa, hoa giả để bày trên bàn thờ.
- Mâm cỗ cúng tất niên dù là cỗ mặn hay cỗ chay thì cũng không đặt lên bàn thờ chính. Theo đó, cô dâu cần đặt lên một chiếc bàn con ở phía dưới bàn thờ chính.
- Bàn thờ chính chỉ đặt hoa quả tươi, hoa tươi cùng một ít giấy tiền vàng mã mang tính tượng trưng.
- Không cắm cành vàng lá ngọc lên bàn thờ chính vì có chứa rất nhiều âm khí bất lợi.
Hy vọng những thông tin Tasteofaustralia.com.vn cung cấp trên đây. Đã giúp cô dâu mới về nhà chồng khỏi lúng túng khi lần đầu chuẩn bị lễ cúng tất niên hộ gia đình. Không chỉ người miền Bắc mà cả người miền Trung và miền Nam đều rất coi trọng nghi lễ truyền thống này. Bởi vậy, nếu là dâu mới trong gia đình thì bạn hãy “bỏ túi” ngay những bí kíp này nhé!