Mê mẩn hương vị nhưng không phải ai cũng biết cách làm cơm rượu ngon chuẩn vị. Bài viết dưới đây từ Tasteofaustralia.com.vn sẽ chia sẻ đến bạn bí quyết làm mẻ cơm rượu trắng đẹp, thơm hương men nồng nàn.
Cơm rượu là gì?
Cơm rượu hay nhiều nơi vẫn thường gọi là rượu nếp cái, là món ăn ngon mỗi ngày quen thuộc không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ. Cơm rượu được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp. Phương pháp làm cơm rượu đơn giản là gạo nếp sau khi nấu chín thành xôi, để nguội và ủ lên men. Quá trình lên men cần phải mất vài ngày.
Cơm rượu là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết Đoan Ngọ (Ảnh: Internet)
Cơm rượu có hương thơm đặc biệt, vị chua chua hấp dẫn. Để ngon miệng hơn, nhiều người thường kết hợp dùng chung cơm rượu với xôi vò hoặc bánh bò. Đặc biệt, cơm rượu có thành phần dinh dưỡng cao, được cả giới chuyên môn y khoa đánh giá cao.
Những công dụng của cơm rượu ít người biết
Cơm rượu nếu dùng đúng cách sẽ đem lại nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
Kích thích tiêu hóa
Cơm rượu có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa hiệu quả. Thông thường, cơm rượu thường được dùng làm món khai vị trong bữa ăn. Hàm lượng chất xơ và axit trong cơm rượu giúp kích thích hệ tiêu hóa, từ đó ngăn chặn tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Do đó, nếu bạn đang chán ăn, tiêu hóa kém hãy nghĩ ngay đến việc dùng một ít cơm rượu trước bữa ăn nhé.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Đối với những loại cơm rượu được làm từ nếp cẩm hoặc gạo nếp lứt thì ngoài chất xơ ra còn chứa khá nhiều lipit, gluxit, vitamin nhóm B, protit cùng nhiều loại khoáng tố khác. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng làm giảm lượng đường trong máu. Từ đó giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường bất ngờ.
Ổn định huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
Theo nghiên cứu, dùng cơm rượu lượng phù hợp có thể làm giảm lượng cholesterol có hại trong máu đáng kể. Nhờ đó cơ thể ổn định huyết áp, điều này rất có lợi đối với những người mắc chứng cao huyết áp. Đặc biệt, trong cơm rượu còn có các hoạt chất lovastatine và egosterol, có tác dụng giảm nguy cơm bị tai biến mạch máu não.
Ngăn ngừa thiếu máu
Cơm rượu cũng là nguồn chứa lượng sắt dồi dào, nhất là cơm rượu làm từ nếp cẩm. Bổ sung chất sắt thông qua cơm rượu sẽ thúc đẩy cơ thể sản xuất tế bào hồng cầu. Nhờ đó, cơ thể sẽ được ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Cách làm cơm rượu ngon đúng vị
Nguyên liệu
- 300g nếp
- 3,5g men ngọt
- Muối tinh
- Muối hột
- Lá chuối
- Lọ thủy tinh
Cách làm cơm rượu đơn giản
Ngâm nếp
Cho gạo nếp ra rổ, rửa sạch, vo nhẹ khoảng 2 lần.
Cho gạo nếp vào âu nước, thêm 1 muỗng cà phê muối tinh vào trộn đều.
Ngâm gạo nếp trong vòng khoảng 2-3 tiếng.
Sau thời gian ngâm, vớt gạo nếp ra rổ để cho ráo bớt nước.
Ngâm gạo nếp trong vòng 2-3 tiếng (Ảnh: Internet)
Nấu gạo nếp
Cho nếp vào nồi cơm điện, đong nước như lượng nước như nấu cơm thông thường.
Bật nút và nấu gạo nếp cho đến khi chín, thường quá trình nấu mất khoảng 20-25 phút.
Nấu gạo nếp bằng nồi cơm điện (Ảnh: Internet)
Xử lý men ngọt
Dùng vật nặng cán nhuyễn men ngọt thành bột.
Khi gạo nếp chín, dùng đũa xới đều rồi cho ra lá chuối. Khi xôi nguội bớt, rải đều men ngọt lên trên bề mặt xôi.
Nghiền nát men ngọt để làm cơm rượu (Ảnh: Internet)
Ủ cơm rượu
Cho 1 muỗng cà phê muối hột vào 100ml nước sôi để nguội, khuấy đều.
Thấm ướt tay bằng nước muối, vo viên xôi nếp đã rắc men ngọt thành từng viên.
Sau khi viên, có thể dùng 1 mảnh lá chuối nhỏ cuốn ngang thân để cơm rượu thơm mùi lá chuối.
Rưới vài giọt nước muối lên viên cơm rượu. Cho cơm rượu vào lọ thủy tinh, đậy nắp kín. Ủ trong vòng 3 ngày là đã có thể thưởng thức cơm rượu.
Ủ cơm rượu trong vòng 3 ngày (Ảnh: Internet)
Một số lưu ý khi làm cơm rượu tại nhà
Khi thực hiện cách làm cơm rượu, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
Tùy vào loại nếp sử dụng, bạn có thể linh động điều chỉnh lượng nước nấu xôi cho phù hợp. Vì nếu nếp bị khô, xôi sẽ không đủ điều kiện lên men, thành phẩm có vị chua nhiều. Ngược lại, nếu quá nhiều nước, nếp sẽ bị ướt, thành phẩm cũng kém hấp dẫn.
Bạn có thể dùng một số loại nếp làm cơm rượu như nếp cẩm (nếp than), nếp lứt, nếp cái hoa vàng, nếp trắng…
Nên chọn nếp hạt tròn đều nhau, không bị bể hoặc nát.
Cách bảo quản cơm rượu đơn giản và hiệu quả nhất là để trong ngăn mát tủ lạnh.
Nếu bạn là người chuộng vị ngọt, khi nấu xôi, bạn có thể thêm một ít nước đường vào cùng.
Bạn nên chọn men ngọt là loại sáng màu, có hương thơm nhẹ.
“Hỏi xoáy đáp xoay” về cơm rượu
Phụ nữ mang thai ăn cơm rượu được không?
- Với hàm lượng dinh dưỡng cao, cơm rượu đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể dùng cơm rượu bình thường.
Cơm rượu có tốt với mẹ cho con bú không?
- Nhiều người lo ngại rằng cơm rượu không tốt đối với phụ nữ cho con bú. Thực tế, nếu tiêu thụ lượng vừa phải và khoa học, cơm rượu tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Cơm rượu bao nhiêu calo?
- Cứ 100g gạo chứa khoảng 375 calo sau khi nấu. Tuy nhiên, qua quá trình lên men, cơm rượu chỉ có hàm lượng calo khoảng 170.
Ăn cơm rượu có giảm cân?
- Có thể thấy, 170 calo là hàm lượng thấp hơn so với nhiều loại thực phẩm khác như thịt bò, mỡ lợn, gạo thông thường. Do đó, cơm rượu giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn, tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Cơm rượu có tác dụng hỗ trợ giảm cân hiệu quả (Ảnh: Internet)
Những đối tượng không nên ăn cơm rượu?
- Cơm rượu có vị cay nên không phù hợp với người thể nhiệt vì dễ dẫn tới một số dấu hiệu như người nóng, nước tiểu vàng, da nổi mụn, khó ngủ… Ngoài ra, các đối tượng như trẻ nhỏ, người đang gặp các vấn đề về dạ dày, người bị dị ứng, người nổi mụn cũng không ăn cơm rượu.
Dùng nhiều cơm rượu có tốt không?
- Cơm rượu đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều cũng sẽ dẫn tới những tác hại như vàng da, người mệt mỏi, môi căng đỏ, khô ráp…
Thời điểm ăn cơm rượu tốt nhất?
- Bạn có thể dùng cơm rượu bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, buổi sáng là thời điểm tốt đem lại nhiều lợi ích nhất với cơ thể.
Tạm kết
Trên đây là tất tần tật thông tin hữu ích về cơm rượu cũng như cách làm cơm rượu chi tiết nhất. Với hướng dẫn trên, hy vọng bạn có thể chế biến thành công mẻ cơm rượu ngon để cả nhà cùng thưởng thức trong dịp Tết Đoan Ngọ tới đây.